Tổng hợp một số thuật ngữ của giải pháp in và dán nhãn cho dây chuyền đóng gói

 In Blog

Chất lượng bao bì luôn đóng vai trò then chốt trong việc quyết định khả năng thương mại thành công của sản phẩm. Việc đầu tư hợp lý vào bao bì sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối, bán hàng và chuỗi tiêu thụ. Thông thường, việc đóng gói thường được diễn ra ở các khu vực sản xuất tập trung và phải đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, lưu trữ, phân phối, nhận dạng và truy xuất nguồn gốc. 

Lựa chọn giải pháp đóng gói sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí và công nghệ sử dụng trong sản xuất và phân phối. Ngoài việc phải đảm bảo sản phẩm được bảo quản tốt bên trong bao bì, doanh nghiệp cũng cần tạo ra mẫu mã bao bì hấp dẫn để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng.

Tìm hiểu một số thuật ngữ in và dán nhãn thường dùng trong dây chuyền sản xuất

Cùng Ấn Hồng tìm hiểu một số thuật ngữ của giải pháp in ấn và dán nhãn cho dây chuyền đóng gói ngay sau đây.

1. Bao bì cấp 1

1.1 Định nghĩa

Bao bì cấp 1 (primary packaging) là loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, ví dụ như chai, lọ, hộp nhựa cứng và gói màng nhựa dẻo. Các thông tin sản phẩm sẽ được in trực tiếp trên bao bì hoặc in trên nhãn decal rồi dán lên bao bì. Ngoài các thông tin kỹ thuật hoặc tiếp thị về sản phẩm, doanh nghiệp thường phải in mã để theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng. Các mã này đôi khi là yêu cầu bắt buộc theo luật pháp Việt Nam khi lưu hành sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt với ngành dược, mỗi sản phẩm phải có mã định danh để phục vụ công tác thu hồi sản phẩm lỗi được chuẩn xác và nhanh chóng.

1.2 Ứng dụng in mã công nghiệp trên bao bì cấp 1

Các loại thông tin thường được in trên bao bì cấp 1 bao gồm hạn sử dụng (date), ngày sản xuất, số lô, thông số kỹ thuật, mã vạch, mã 2D, hình họa logo và các thông tin mã hóa tự động khác.

Các loại chất nền thông dụng cho bao bì cấp 1 bao gồm nhựa (PE, PET, PVC, HDPE, LDPE), kim loại, thủy tinh, cao su, gỗ, màng nhựa dẻo, màng kim loại hóa dẻo và giấy bìa các loại.

Đối với một số ngành đặc thù như ngành Vật liệu xây dựng, các mã có thể được in trực tiếp lên sản phẩm làm bằng kim loại (nhôm, thép, inox), gỗ và trứng.

1.3 Giải pháp máy in mã phù hợp cho Bao bì thông thường

Máy in phun liên tục công nghiệp (Continuous Ink Jet – CIJ) sử dụng dung môi và mực cùng cơ chế điện phân cực để duy trình dòng mực chạy không ngừng trong máy. Cơ chế này cho phép in tốc độ cao và không tiếp xúc với tối đa năm dòng văn bản. Có thể in mã vạch tuyến tính, 2D hoặc đồ họa, thích hợp hệ thống đóng gói cố định hoặc đảo chiều. In đa dạng vật liệu bao gồm nhựa, bìa giấy, gỗ, trứng, thủy tinh, cao su và kim loại các loại. Tìm hiểu thêm về Máy in phun liên tục công nghiệp

may-in-phun-date-code-videojet-1880hr

Ảnh: Máy in phun date công nghiệp Videojet

Máy in truyền nhiệt (Thermal Transfer Overprinter – TTO) sở hữu đầu in kỹ thuật số sẽ làm tan mực từ dải băng mực để cho ra bản in độ phân giải cao, chính xác và trực tiếp lên một cách chính xác và trực tiếp lên thành phẩm. Thích hợp in lên màng dẻo, giấy và bao bì mềm các loại. Tìm hiểu thêm về Máy in truyền nhiệt

may-in-truyen-nhiet-videojet

Ảnh: Máy in truyền nhiệt Videojet

Hệ thống máy khắc laser có thể khắc chữ và ký tự vĩnh cửu lên các bề mặt nhựa, giấy bìa, thủy tinh, kim loại, và nhôm. Không phát sinh vật tư tiêu hao. Tốc độ khắc lên tới 2,100 ký tự/giây. Tìm hiểu thêm về Máy khắc laser CO2/Fiber Sợi Quang/UV.

may-khac-laser-co2-3210

Ảnh: Máy khắc laser công nghiệp

Máy in phun nhiệt (Thermal Inkjet – TIJ) in dùng mực, không tiếp xúc, sử dụng nhiệt và sức căng bề mặt để di chuyển mực lên bề mặt bao bì. Thường được sử dụng để in mã 2D Data Matrix và các mã vạch khác. Tìm hiểu thêm về Máy in mực nhiệt.

 

slide-man-hinh-dieu-kien-may-in-muc-nhiet-8520

Ảnh: Máy in date truyền nhiệt Videojet

2. Bao bì thứ cấp

Bao bì thứ cấp (secondary packaging) là loại bao bì nằm ngoài bao bì thông thường và không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, ví dụ như thùng hộp carton, đai giấy quấn hộp và màng co chai nhựa. 

2.1 Ứng dụng in mã công nghiệp trên bao bì thông thường

Các loại thông tin thường được in trên bao bì thông thường bao gồm thông số kỹ thuật, mã vạch, mã 2D, mã QR, hình họa logo và các thông tin mã hóa tự động khác. Các loại chất nền thông dụng cho bao bì thông thường bao gồm thùng hộp carton, màng co và giấy bìa các loại.

2.2 Giải pháp máy in mã phù hợp cho Bao bì thứ cấp

Với các loại bao bì thứ cấp, công nghệ in được sử dụng cho thùng carton là các sản phẩm máy in thùng với ưu điểm kích thước mã in lớn, phù hợp với yêu cầu từ nhà sản xuất. 

may-in-phun-thng-carton-videojet 2380

Ảnh: Máy in thùng Carton Videojet 2380

Ngoài ra với các bao bì màng co, máy in phun cũng là lựa chọn hợp lý vì tính dễ tiếp cận với vùng in không bằng phẳng, đáp ứng nhu cầu về mã in và tốc độ.

Xu hướng in mã công nghiệp trên bao bì

Ngành đóng gói công nghiệp đôi khi sẽ vấp phải những thách thức mới khi phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những quy chuẩn mới nghiêm ngặt hơn và phức tạp hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn những đối tác in ấn có bề dày kinh nghiệm trên thị trường quốc tế cũng như có khả năng cung cấp đa dạng các giải pháp in mã công nghiệp tự động.

Với bề dày hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ in ấn, Videojet mang đến cho khách những giải pháp, công nghệ in hiện đại tối ưu bậc nhất về độ ổn định và tiết kiệm.

Dưới đây là một số loại vật liệu mà hệ thống máy Videojet có thể xử lý:

  • Vật liệu thô như nhựa acrylic, tấm kim loại cán mỏng, bình đựng hóa chất, trang thiết bị đóng gói và sản xuất.
  • Bao bì cho chất kết dính, sơn, hóa phẩm màu và hoạt chất phủ nền.
  • Sản phẩm hỗ trợ như nắp chai, màng niêm phong, trang thiết bị vận chuyển và in ấn thiết kế.

Ấn Hồng là đơn vị phân phối thiết bị in công nghiệp Videojet, mang tất cả giải pháp in ấn hiện đại trên thế giới về với doanh nghiệp Việt. Quý khách hàng có nhu cầu in date vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. 

Recent Posts