Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP

 In Blog

HACCP là gì?

HACCP viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.

Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008.
(Nguồn wiki)

Đối tượng áp dụng

Các nguyên lí của HACCP được áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, bao gồm cả việc phân phối và bán sản phẩm. Hệ thống được áp dụng cho cả các sản phẩm đang tiêu thụ cũng như sản phẩm mới

Lợi ích

Với doanh nghiệp

Nhờ vào việc tham gia áp dụng HACCP, doanh nghiệp được phép in nhãn dấu chứng nhận, tạo lòng tin về chất lượng, uy tín sản phẩm của mình, nâng cao tính cạnh tranh và khả năng mở rộng, chiếm lĩnh thị trường.

Với người tiêu dùng

Giảm các nguy cơ về bệnh truyền qua thực phẩm , nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm, cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khoẻ và kinh tế – xã hội.

HACCP tại Việt Nam

Việc áp dụng HACCP ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 đối với ngành chế biến thủy sản do yêu cầu của các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Hiện nay HACCP đã được áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm.

Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam thường xây dựng hệ thống HACCP và được chứng nhận theo một trong các tiêu chuẩn như TCVN 5603:2008 (phiên bản cũ là TCVN 5603:1998), HACCP Code 2003

Ảnh hương của HACCP đến công nghiệp Marking & Coding ?

Để phục vụ việc Marking & Coding trong các ngành thực phẩm như bánh kẹo, sữa, trứng, thức ăn đóng hộp … các thiết bị của Videojet thiết kế cho ngành này đều cần đáp ứng các tiêu chuẩn HACCP.

Công nghệ CIJ – in phun date liên tục , một trong những dòng công nghệ đang cung ứng rộng rãi cho các nhà máy thực phẩm của Videojet là công nghệ được đầu tư mạnh mẽ nhất với hàng trăm loại mực in date khác nhau. Đặc biệt, với dòng mực thực phẩm, không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn HACCP mà còn ứng dụng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa các yêu cầu của nhà sản xuất như tăng độ bám dính, khả năng khô nhanh, nhiều màu sắc hơn…

Để tìm hiểu nhiều hơn về các ứng dụng coding trong ngành thực phẩm hoặc cần lời khuyên cho các vấn đề trong ngành này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Recent Posts