XU HƯỚNG ĐẦU TƯ KINH TẾ MỚI, BIẾN RỦI RO THÀNH CƠ HỘI
I. CÁC XU HƯỚNG ĐẦU TƯ MỚI CỦA THẾ GIỚI
Cùng tìm hiểu 4 xu hướng đầu tư mới của thế giới nói chung trong thời kỳ hậu Covid.
- Đầu tư công về cơ sở hạ tầng – logistics
Các quốc gia đang và sẽ đẩy mạnh đầu tư công vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa logistics. Điều này để đẩy mạnh khôi phục tăng trưởng kinh tế do tác động của đại dịch. Chuỗi cung ứng trong thời kỳ đại dịch đã lộ rõ những yếu kém khi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn, không kịp thời và phụ thuộc nhiều vào các trung tâm sản xuất và các thị trường lớn. Đây là vấn đề cấp bách cần có sự thay đổi để thông suốt chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhóm ngành hưởng lợi từ xu thế này là: Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Bất động sản và nhóm Logistics
2. Xu hướng chăm lo, bảo hiểm sức khỏe
Cơ hội đầu tư trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế, chăm lo sức khỏe, dược phẩm cũng đang mở rộng hơn. Dịch bệnh đã đẩy nhanh nhu cầu thiết yếu này khi các quốc gia tích cực trong công cuộc sản xuất vacxin, thiết bị test Covid 19 và các sản phẩm y tế thiết yếu khác để phục vụ chống lại đại dịch.
Thứ hai, khi các nguồn dịch bệnh đe dọa đến cuộc sống thì sức khỏe con người cần được đảm bảo, họ sẽ tìm đến những gói an sinh cũng như bảo hiểm sức khỏe để được an tâm. Chính vì thế dịch vụ chăm lo sức khỏe có tiềm năng rất phát triển.
3. Xu hướng thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Làn sóng toàn cầu hóa được đánh giá đã qua thời kỳ đỉnh cao với việc tình trạng bảo hộ đang gia tăng tại các quốc gia. Điều này có thể được thúc đẩy do ảnh hưởng của đại dịch. Mỗi quốc gia cần nâng cao năng lực tự cung, tự cấp; đặc biệt trong việc đảm bảo an ninh lương thực để chuẩn bị cho các sự kiện tương tự như COVID-19. Đại dịch đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến các quốc gia dựa chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp bị ảnh hưởng. Nguồn cung khan hiếm đã xảy ra cục bộ tại một số quốc gia và khiến giá lương thực tăng mạnh. Đây là cơ hội đầu tư vào nông nghiệp (đặc biệt lương thực) và vật tư nông nghiệp.
4. Xu hướng đẩy mạnh chuyển đổi số
Đại dịch COVID – 19 đã tạo ra các xu hướng mới và chứng kiến sự phát triển vượt bậc của số hóa khi mọi thứ từ dịch vụ khách hàng trực tuyến, làm việc/học tập từ xa, dịch vụ giao hàng, mua sắm online đến việc sử dụng AI để cải thiện hoạt động. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc khách hàng từ xa cũng đang trở thành xu hướng. Do đó, ngành công nghệ sẽ là xu thế tất yếu của tương lai, nhóm ngành được hưởng lợi từ xu hướng này là công nghệ thông tin, bán lẻ, tiêu dùng – nhu yếu phẩm.
II. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM – HƯỚNG ĐẾN NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0
Theo nhiều chuyên gia trong nước, hơn 1 năm “sống chung” với đai dịch Covid 19 cách mạng công nghiệp 4.0 đã thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học,…
Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế Việt Nam luôn ảnh hưởng bởi xu hướng phát triển của thế giới. Xét về ngành công nghiệp sản xuất sẽ là các ngành sản xuất thiết bị y tế và ngành sản xuất và chế biến nông nghiệp, thực phẩm. Đây là ngành mà các doanh nghiệp Việt đã có nền tảng tốt và có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa.
Hiện đại hóa dây chuyền, chủ động sản xuất
Việc sử dụng máy móc công nghiệp trong sản xuất là yếu tố quan trọng và cần thiết. Trước tình hình dịch bệnh, nhân sự làm việc tại các nhà máy sản xuất vẫn phải hoạt động bình thường và đảm bảo các quy tắc phòng dịch. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi các rủi ro nhân sự (buộc phải nghỉ, cách ly, phong tỏa,…) làm cho sản xuất bị gián đoạn, thiệt hại nặng nề. Mặc dù không thể thay thế con người 100% nhưng sử dụng máy móc công nghiệp, hạn chế nhân công sẽ chuyên nghiệp hóa dây chuyền và hạn chế các ảnh hưởng do dịch bệnh.
Dây chuyền sản xuất ống thép với máy in date tự động
Đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt trong các lĩnh vực thiết yếu hiện nay phải kể đến máy in date công nghiệp. Thiết bị được sử dụng cho tất cả các ngành nghề để đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt quy chuẩn chất lượng và quy định của chính phủ.
In date trên sản phẩm tuy không bắt buộc dùng máy tự động nhưng nếu đơn vị sản xuất sản phẩm với số lượng nhiều, chi phí nhân công cao, máy in thủ công chất lượng kém thì việc đổi sang thiết bị công nghiệp là điều đúng đắn với ưu điểm hoàn toàn tự động, nâng cao năng suất gấp nhiều lần máy thủ công, tiết kiệm chi phí hạn chế rủi ro trong thời điểm dịch bệnh mà vẫn cung ứng đủ cho thị trường. (Xem thêm so sánh máy in thủ công và máy in tự động tại đây)
Hiện nay, Ấn Hồng đã mang đến nhiều giải pháp in date cho các lĩnh vực trọng yếu ưu tiên trong và sau dịch bệnh.
- Ngành y tế: Giải pháp in lên bộ test Covid -19, máy in date cho ngành dược phẩm, in thông tin lên khẩu trang N95,…
- Ngành thực phẩm: Máy in date lên bao bì thực phẩm các loại, in date lên rau củ quả,…
- Ngành chăn nuôi: Máy in date cho bao thức ăn chăn nuôi, máy in cho ngành thuốc thú y,…
Ngoài ra, chúng tôi mang đến những giải pháp in khác đáp ứng hầu hết tất cả các ngành sản xuất để phục vụ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tái hoạt động sau covid-19.
Nhằm hỗ trợ đến doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh, Ấn Hồng có chương trình Thu cũ – Đổi mới máy in date và các dịch vụ bảo hành sửa chữa cùng giá sản phẩm vô cùng hấp dẫn.
Liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ: 0901771699