Dân chọn cá – doanh nghiệp chọn?
Gần đây, đọc báo nào cũng thấy nói chuyện cá chết, từ các bữa ăn -cuôc nói chuyện của các bà nội trợ rồi tới báo đài, và nhất là lên mạng thì sục sôi đòi biểu tình “chọn cá”. Hẳn là “cá” và “Formosa” dẫn đầu các từ khoá tìm kiếm trong gần 1 tháng qua, và còn chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt khi đã có mấy cuộc biểu tình nổ ra.
Không bàn đến chuyện chính trị, bởi có nhiều điều phức tạp đằng sau đó, nhưng có thể thấy rõ ràng qua chuỗi sự kiện này là con người ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề môi sinh, môi trường và càng khắt khe hơn khi lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng.
Quyền lực trong tay người tiêu dùng
Nếu như mấy năm trước, công nghệ xanh sạch chỉ là câu chuyện của thiểu số thì nay, nhờ vào thế giới phẳng của thông tin và tác động mạnh mẽ từ cộng đồng, điều đó trở thành câu chuyện sống còn của doanh nghiệp.
Chắc hẳn bạn cũng còn nhớ “những cú phốt” của các ông lớn một thời khi coi thường người tiêu dùng và quyền lực trong tay họ. Xin được phép điểm lại đây một vài câu chuyện về chuyện doanh nghiệp bị tẩy chay
- Hiệp Phát lao đao vì một con ruồi trong chai nước ngọt ( 3/2014)
- Vedan với cáo buộc “giết” sông Thị Vải ( 9/2008)
- Sữa Danlait – Pháp(do công ty TNHH Mạnh Cầm- phân phối chính thức) bị làm giả và bán ra với giá cắt cổ.(2/2013)
- Formosa với cáo buộc gây ô nhiễm vùng ven biển, duyên hải miền Trung (4/2016)
Thiệt hại của doanh nghiệp
Chỉ với một cuộc tẩy chay, hàng trăm triệu, trăm tỷ thậm chí cả một thương hiệu sẽ rơi vào dĩ vãng.
Vedan đã mất 220 tỷ chi việc bồi thường thiệt hại cho người dân Sài Gòn và Vũng Tàu. Việc bồi thường này được thực hiện trong 2 tháng, và tất nhiên, sau đó Vedan cũng mất thêm rất nhiều thời gian và hoạt động mới gây dựng lại được lòng tin và cả hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Con số thiệt hại về doanh số trong thời gian đó không được Vedan công bố nhưng chúng ta cũng có thể hình dung là không hề nhỏ.
Với trường hợp của Danlait, tai bay vạ gió đến từ nhà phân phối, khi doanh nghiệp này làm giả sữa, khiến người tiêu dùng tẩy chay luôn cả thương hiệu Danlait. Điều này khiến thương hiệu Dailait không thể nào xây dựng lại trên thị trường Việt Nam. Diệt vong một thương hiệu!
Lựa chọn của doanh nghiệp
Các nhà quản lý hay đùa với nhau “theo khách hàng thì sống, chống khách hàng thì chết”. Điều này không có nghĩa rằng chúng ta “chiều” hết những yêu cầu của khách hàng, chúng ta chú trọng nghiên cứu để tìm hiểu để mang tới sản phẩm tốt hơn.
Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững, chúng ta luôn cần chú trọng tới môi trường, không chỉ bởi vì “công chúng” muốn mà vì chính chúng ta, cho chính con cháu chúng ta. Bởi vậy, luôn cần cẩn trọng trong việc lựa chọn quy trình, thiết bị sử dụng, nguyên vật liệu..đảm bảo không ảnh hưởng tới, trước hết là nhân công, sau đó là cộng đồng.
Chia sẻ cùng cộng đồng, Videojet đi đầu trong công tác sản xuất các loại mực và dung môi “xanh”, sạch và thân thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất. Hàng năm, Videojet cùng các chuyên gia lại cải thiện thêm nhiều dòng máy mới, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và hoạt động tốt hơn song song với việc ít tác động tới môi trường hơn.
Hãy cùng Videojet hợp tác và phát triển bền vững.
Tương lai hoàn toàn phụ thuộc hành động của chúng ta ngày hôm nay!
Xem thêm các tin bài khác tại: Tin Ấn Hồng