Xu thế cạnh tranh mới của thế giới
Tháng 6 năm 2018, thế giới ghi nhận sự hợp tác giữa hai thương hiệu ô tô nổi tiếng Ford và Volkswagen. Hai đối thủ bắt tay hợp tác, thiết lập một liên minh chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đem đến sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng trên toàn thế giới.
Bằng cách chia sẻ kinh phí, hai công ty sẽ tiết kiệm được đáng kể các nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất. Bạn nghĩ gì về cách hai đối thủ đáng gờm này cạnh tranh nhau bằng cách hợp tác?
Cạnh tranh, về vĩ mô là yếu tố quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển, còn đối với doanh nghiệp, đó là sự quyết định sống còn, thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, và lựa chọn chiến lược cạnh tranh luôn được quan tâm trong mỗi đơn vị tổ chức. Thế nhưng, hiểu thế nào là đúng? Lựa chọn cạnh tranh thế nào là thông minh? Xu hướng của thế giới là gì?
Bài viết này sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi đó. Mong sẽ cung cấp cho bạn những góc nhìn mới lạ và thú vị.
Thương trường là chiến trường
Từ bình minh của kỷ nguyên công nghiệp, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn luôn trong trạng thái cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp nỗ lực để loại bỏ đối thủ, giành giật thị trường, giành giật nhà cung cấp tốt, giữ chặt khách hàng. Luôn luôn, phải có kẻ thắng người thua trong cuộc chiến này. “ Thắng thôi thì chưa đủ, còn cần làm kẻ khác thất bại nữa” (Eugene Luther Gore Vidal- nhà văn, nhà chính trị ) có lẽ là câu nói thể hiện tốt nhất tinh thần của các doanh nghiệp tư duy theo lối này.
Doanh nghiệp, theo đó, cố gắng đem về lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời kèn cựa ngăn cản đối thủ phát triển. Quan điểm này khiến doanh nghiệp mất nguồn lực để truy cản đối thủ thay vì tập trung vào phát triển các giá trị riêng hay nâng cao lợi ích cho khách hàng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có xu hướng thực hiện nhiều hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, và vì đó, đưa đến những hậu quả về lâu dài về hình ảnh và sự phát triển chung.
Doanh nghiệp không thắng
Khách hàng cũng không.
Cuộc chiến này, tất cả đều thua !
Có một thực tế : Thế giới ngày càng phẳng!
Sự phát triển, đi lên của công nghệ khiến cho cơ hội tiếp cận các thông tin của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng và “công bằng” hơn. Các rào cản giảm thiểu, khoảng cách giữa các vùng, các quốc gia, châu lục gần lại, các nguồn lực trên toàn địa cầu được tận dụng tối đa.
Cơ hội nhiều hơn, và đối thủ nhiều hơn, không chỉ các doanh nghiệp trong cùng vũng lãnh thổ mà xa hơn, rộng hơn, trên toàn địa cầu.
Vậy, nếu theo phân tích đối đầu khiến tất cả cùng thua, thì chúng ta có nên bắt tay hòa bình?
Buôn có bạn, bán có phường hay xu thế cạnh tranh của thời đại
Song song với sự phát triển về thương mại, kinh tế, xã hội cũng phát triển về tư duy và văn hóa. Con người dần hướng đến các giá trị cốt lõi, đến sự phát triển đồng thời quan tâm nhiều hơn tới những lợi ích mang tới cho cộng đồng. Chúng ta dần loại bỏ các giá trị ảo, bài trừ các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.
Đối thủ cạnh tranh, một cách tiếp cận khác, là những đối tượng, tổ chức, doanh nghiệp có cùng phân khúc khách hàng, cùng cung cấp loại hình sản phẩm / dịch vụ/ giải pháp…với đầy đủ các đặc điểm tương đồng, cùng đối phó với những khó khăn tương tự như doanh nghiệp bạn. Chúng ta, tận dụng được điều này, để mang đến lợi ích chung, tạo ra một cộng đồng cùng phát triển tốt đẹp hơn. Và đồng thời vẫn không quên tập trung nguồn lực tạo ra những lợi thế riêng, giá trị riêng vì tất nhiên, doanh nghiệp vẫn cần thị phần và và khách hàng.
Cạnh tranh, xu thế lâu dài chính là như thế, vừa hợp tác vừa nỗ lực khai phá thế mạnh riêng, nâng cao giá trị cho khách hàng và cả cộng đồng. Cạnh tranh mạnh mẽ và căng thẳng hơn vì lúc này, chính là cạnh tranh tự thân, cạnh tranh với chính bản thân mình, để luôn tốt hơn mình của ngày hôm qua. Trong cuộc đấu tranh này, những doanh nghiệp không theo kịp trong việc thay đổi, ắt nhiên là bị loại khỏi thị trường đúng như quy luật sinh tồn.
Chúng ta làm gì trong xu thế cạnh tranh mới?
Học hỏi không ngừng, nỗ lực không ngừng và chia sẻ không ngừng. Vì, chỉ khi chia sẻ chúng ta mới học được nhiều hơn, nhận được nhiều hơn. Nắm bắt và hiểu thấu điều này, Ấn Hồng dành nhiều tâm huyết xây dựng nên chương trình CHIA SẺ ĐIỀU HAY – NHẬN QUÀ LIỀN TAY. Ấn Hồng mong muốn qua chương trình này, tạo ra những cơ hội để các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong cùng ngành hàng kết nối, chia sẻ với nhau những thông tin hữu ích để CÙNG NHAU PHÁT TRIỂN. Đúng với xu hướng thế giới đang tiến đến.
Tìm hiểu về chương trình này tại:
https://anhong.com.vn/chuong-trinh-tri-an-khach-hang-an-hong/