So sánh máy khắc Laser Fiber với Laser CO2

 In Blog

Máy khắc Laser Fiber và và CO2 đã – đang và sẽ trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất khi bất kỳ ai muốn tìm hiểu về công nghệ Coding & Marking (ví dụ như máy in date, máy in mã vạch). Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua  kể từ khi Laser được tìm ra vào năm 1960, phát minh này đã khẳng định được tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong bài viết này sẽ đề cập đến lĩnh vực in date công nghiệp. Những ưu điểm vượt trội của máy khắc laser đã khiến nhiều quản lý quyết định lựa chọn nó.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu ứng dụng Laser trong lĩnh vực Coding & Marking, Videojet đã trở thành thương hiệu hàng đầu giúp mang lại những bản khắc tuyệt hảo trên bất kỳ bề mặt chất liệu nào bạn mong muốn.

Với mong muốn đem đến cho người đọc một tài liệu chất lượng về 2 loại máy khắc Laser đang được những nhà sản xuất tìm kiếm nhiều nhất hiện nay, chúng tôi dành toàn bộ tâm huyết nghiên cứu viết nên nội dung này. Nếu muốn in chữ lên nhựa thì nên chọn máy khắc Laser CO2 hay máy khắc Laser Fiber?Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé:

1 Nguyên lý hoạt động

Khác với những thiết bị in date khác như máy in date công nghiệp, máy in truyền nhiệt, máy in mực nhiệt… nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy khắc Laser khá đơn giản. Cùng chúng tôi khám phá nhé!

1.1 Cấu tạo máy Laser Fiber và CO2

Hệ thống khắc Laser CO2 và Fiber đều có cấu tạo cơ bản giống nhau. Bao gồm ống phóng và đầu in.

Trong ống phóng, các quá trình kích thích hoạt chất Laser được diễn ra. Đây là nền tảng cơ bản tạo ra chùm tia Laser mang năng lượng.

1.2 Nguyên lý hình thành chùm tia Laser

1.2.1 Chùm tia Laser CO2

Với hệ thống khắc Laser CO2, chùm tia Laser được tạo ra từ việc thích thích hoạt chất khí CO2 để phát xạ ra một chùm ánh sáng mang năng lượng. Tùy thuộc vào công suất nguồn sẽ tạo ra các chùm tia Laser có bước sóng (mức năng lượng) khác nhau: 9.3 μm, 10.2 μm & 10.6 μm.

Có thể bạn chưa biết, chùm Laser có bước sóng càng ngắn thì mang năng lượng càng lớn. Và với mỗi giá trị bước sóng sẽ có những ứng dụng phù hợp riêng:

  • 9.3 μm: tạo bản chất lượng trên chai PET, nhãn nhựa, màng phim (BOPP)
  • 10.2 μm: thích hợp sử dụng khắc trên bề mặt thùng carton nhiều lớp, nhựa PVC, nhựa PE, nhựa PP
  • 10.6 μm: mức năng lượng phù hợp ứng ứng dụng khắc trên bao bì tiêu dùng bao gồm: bìa carton, bìa cứng, các loại nhựa, nhãn dán, gỗ, thủy tinh, và kim loại phủ sơn bề mặt.

1.2.2 Chùm tia Laser Fiber

Không sử dụng chất khí làm hoạt chất bức xạ như máy khắc Laser CO2, Laser Fiber sử dụng chất rắn có tên gọi Ytterbium (Yb) làm hoạt chất. Chùm Laser phát ra từ hệ thống này được gọi là Laser sợi quang (Laser rắn).

Máy khắc Laser Fiber có khả năng tạo ra chùm tia Laser có bước sóng khoảng 1.06 μm (nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng của Laser CO2). Với mức năng lượng này, máy khắc Laser Fiber tạo ra những bản in có độ tương phản, rõ nét hơn nhiều lần so với máy khắc Laser CO2, đặc biệt là trên vật liệu kim loại. Cũng vì điều này mà giới trong nghề thường gọi máy khắc Laser Fiber bằng một tên gọi khác là máy khắc Laser kim loại.

Lon nhôm, cáp và dây điện, ống nhựa trắng, vật liệu đóng gói dạng vỉ, bao bì vô trùng, kim loại là những vật liệu thách thức các công nghệ Coding & Marking. Tuy nhiên, với máy khắc Laser Fiber, mọi rào cản đều bị phá bỏ. Dưới đây là một số hình ảnh bản in thực tế trên bề mặt chất liệu kim loại.

Sử dụng hoạt chất phát xạ khác nhau, nên chùm tia Laser được tạo ra từ 2 hệ thống này có những tính chất, đặc điểm khác nhau. Chính từ sự khác nhau này làm nên tính ứng dụng đặc thù của chúng. Về bản chất, chùm Laser hình thành các bản in nhờ vào việc tác động vào bề mặt (không sử dụng nguyên nhiên liệu). Cùng tìm hiểu sâu hơn những tác động bề mặt này của máy Laser Fiber và CO2 nhé!

2 Các hiệu ứng tạo ra trên bề mặt in

2.1 Carbon hóa (đốt cháy)

Đây là một trong những hiệu ứng phổ biến nhất của chùm tia Laser. Thứ ánh sáng mang năng lượng này tạo nhiệt xuống vùng bề mặt tác động, gây cháy để tạo ra sự tương phản màu sắc. Thường bản in được tạo ra từ hiệu ứng carbon hóa có màu vàng nâu, nâu sậm. Hiệu ứng này chỉ có thể được tạo ra trên 1 số chất liệu bề mặt nhất định như: giấy, bìa carton, gỗ. Máy khắc Laser CO2 có thể thực hiện tốt nhiệm vụ Carbon hóa này.

2.2 Biến đổi màu, làm bong chất nền, lớp phủ

Với những bề mặt sản phẩm khó tạo ra sự tương phản màu sắc hoặc nhà sản xuất không muốn bề mặt đó bị tác động bởi tia Laser, họ sẽ phủ một lớp chất nền (lớp sơn) phủ lên trên khu vực muốn in. Chùm Laser tác động vào lớp phủ, làm bong theo từng nét của bản in, tạo ra sự tương phản màu sắc giữa chất nền và bề mặt sản phẩm.

2.3 Làm bong bề mặt ngoài của sản phẩm (Surface removal)

Có nguyên lý tác động giống với hiệu ứng biến đổi màu, Surface removal tác động làm bong bề mặt bên ngoài của sản phẩm nhằm tạo ra sự tương phản về màu sắc.

2.4 Tạo bọt, làm nóng chảy

Với bước sóng 9.3 μm, máy khắc Laser CO2 tạo ra hiệu ứng làm nóng chảy, tạo bọt. Hiệu ứng này được ứng dụng chủ yếu trên chai PET. Tùy thuộc vào công suất sử dụng, mà sẽ tạo ra các bản in với độ tương phản khác nhau. Hình phía bên tay trái, sử dụng công suất 8W, hình bên tay phải sử dụng công suất 5W.

2.5 Khắc

Tác động mạnh vào bề mặt sản phẩm làm lõm sâu tạo ra sự tương phản để hình thành bản in. Máy Laser CO2 gần như không có khả năng làm nên hiệu ứng này. Với những bề mặt chất liệu như kim loại nguyên khối, gỗ… muốn khắc bản in như hình thì máy khắc Laser Fiber là giải pháp tối ưu.

3 Máy khắc Laser của Videojet

Với hơn 30 năm kinh nghiệm kinh cứu về công nghệ Coding & Marking bằng Laser, thương hiệu nổi tiếng bậc nhất thế giới Videojet đã cho ra đời nhiều model máy khắc Laser đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng.

3.1 Máy khắc Laser CO2

Hiện tại, trong dòng máy khắc Laser CO2, Ấn hồng đang cung cấp cho các đơn vị sản xuất các model sau:

  • Videojet 3020: Công suất nguồn 10W, tốc độ khắc lên tới 60m/phút tương đơn với 500 ký tự/ giây, IP20.
  • Videojet 3140: Công suất nguồn 10W, tốc độ khắc lên tới 900m/phút tương đương với 2000 ký tự/giây, IP54 (tự chọn khác IP65). Tìm hiểu chi tiết về máy khắc Laser 3140.
  • Videojet 3340: Công suất nguồn 30W, tốc độ khắc lên tới 900m/phút tương đương với 2000 ký tự/giây, IP54 (tự chọn khác IP65).
  • Videojet 3640: Công suất nguồn 60W, tốc độ khắc lên tới 15m/giây tương đương với 2100 ký tự/giây, IP54 (tự chọn khác IP65).

Liệu bạn đã biết về ý nghĩa của các chỉ số IP?

3.2 Máy khắc Laser Fiber

Máy khắc Laser Fiber của Videojet hiện đang có mặt tại các nhà máy máy trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cùng điểm danh nhé:

  • Videojet 7220/7320: Công suất nguồn 10W/20W, tốc độ khắc lên tới 600m/phút, tiêu chuẩn CE. Tìm hiểu chi tiết về máy khắc Laser 7220/7320
  • Videojet 7510: Công suất nguồn 50W, tốc độ khắc lên tới 440m/phút, tiêu chuẩn CE TUV.
  • Videojet: Công suất nguồn 100W, tốc độ khắc lên tới 600m/phút, tiêu chuẩn CE TUV.

4 Nên mua máy khắc Laser Fiber – CO2 ở đâu?

Tại Việt Nam, Ấn Hồng là nhà phân phối chính thức của thương hiệu Videojet về máy khắc Laser Fiber và CO2. 

  • Chi phí đầu tư có thể chi trả ½. Đảm bảo nhà sản xuất có thể sử dụng ngay thiết bị mà không cần chi trả toàn bộ chi phí.
  • Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật an hiểu về công nghệ khắc Laser đông đảo và có mặt ở các tỉnh thành miền Bắc và Trung của Việt Nam. Hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả bất kỳ khi nào xảy ra lỗi.
  • Dịch vụ bảo dưỡng bảo trì chất lượng theo suốt quá trình khách hàng sử dụng máy.

Ấn Hồng là đơn vị bán máy khắc laser Fiber và CO2 có tiếng ở miền Bắc Việt Nam. Giá máy khắc Laser sẽ cao hơn so với những máy in mã vạch, in date thông thường khác, do đó hãy thận thận trọng lựa chọn nhà cung cấp. Hãy liên hệ ngay chúng tôi qua Hotline 0933 66 59 79 để nhận báo giá máy khắc  Laser Fiber và CO2 nhé. Đồng thời bạn sẽ nhận được tư vấn hữu ích để lựa chọn được thiết bị khắc Laser phù hợp với yêu cầu cũng như mức đầu tư.

Recommended Posts